Nên làm gì để tránh những cuộc hội thoại vô nghĩa và chán ngắt?

Nếu bạn là người chán ghét những cuộc trò chuyện ngắn ngủi vô nghĩa, hãy lên tiếng để làm chủ nó.

Nên làm gì để tránh những cuộc hội thoại vô nghĩa và chán ngắt?

Bạn không cô đơn nếu đang muốn tránh khỏi những cuộc nói chuyện nhàm chán và nhạt nhẽo khi gặp người lạ. Câu nói “thần kỳ” dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua cửa ải khó khăn này, cả khi trong phòng họp nhàm chán hay bữa tiệc sinh nhật sôi động.

Thực ra thì so với việc có những cuộc nói chuyện nhạt nhẽo, cái khiến tôi đau khổ nhiều hơn là bắt bản thân phải nói về những gì người đối diện thích. Tôi đâu quan tâm đến đội bóng của bạn, cũng chẳng hứng thú với thời tiết đến mức ấy. Và cũng hãy thôi nói về những đạo lý khô khan trong cuộc sống khi đang ở một bữa tiệc sinh nhật của đám trẻ con!

Vậy nên tôi cần tìm những giải pháp cho mình để tránh việc phải nghe về những điều quá nhạt nhẽo. Nhiều năm qua, tôi làm việc với tư cách một nhà văn và đi tìm câu trả lời cho vấn đề này. Tôi thực hiện những nghiên cứu khoa học mà ở đó tôi thấy những câu chuyện cùng hoàn cảnh với mình, cũng như những câu chuyện ở hoàn cảnh ngược lại.

Tôi đã tìm cách để có những cuộc nói chuyện thú vị hơn. Tìm kiếm mẹo để có những cuộc trò chuyện ngắn thú vị, cách để “phá băng” cho những câu hỏi nhạt nhẽo, …

Nhưng có lẽ, tôi đã bỏ lỡ mất vấn đề quan trọng nhất cũng như cách giải quyết đơn giản nhất. Tôi bắt đầu nhận ra điều đó khi tôi bất chợt thấy một câu trong đoạn hội thoại nhỏ thú vị và hiệu quả, có thể áp dụng với nhiều trường hợp.

Câu hỏi để phá băng với chỉ 4 từ

Bài viết khởi động bằng một câu chuyện vui nhộn về một trong những nhà văn, Joanna Gooddard, một người tệ hại về khoản nói chuyện. Cô cũng để buổi hẹn hò đầu tiên trôi qua bằng những tiếc nối vì không thể nói những câu chuyện thú vị. Nhưng rồi cô vượt qua được những nỗi buồn và quyết tâm chia sẻ những kinh nghiệm của mình với Tery Gross, chủ tịch của NPK Fresh Air.

Một câu nói rất đơn giản: “Nói với tôi về bạn đi!”

Nên làm gì để tránh những cuộc hội thoại vô nghĩa và chán ngắt? - Ảnh 1.

Trong tình huống bạn không biết nói câu gì, thì theo như trải nghiệm của tôi câu nói trên là hữu hiệu nhất. Những câu hỏi vội bạn nghĩ ra lúc đó không chừng lại khiến câu chuyện trở nên ngượng ngùng và xấu hổ. Theo như Gross, và kinh nghiệm từ Goddard, thông thường, những câu đề nghị trực tiếp mang đến hiệu quả bất ngờ.

“Bốn từ đó thực sự phát huy tác dụng”, Gross nói, “Bởi nó tạo điều kiện cho mọi người lựa chọn cách để nói họ là ai với bạn. Họ có thể nói bất cứ điều gì, như là nghề nghiệp, con mèo nhà họ hay thâm chí những nỗi ám ảnh nhỏ nhặt của họ.”

Câu hỏi này còn có công dụng khác. Không như những cuộc nói chuyện thông thường bắt đầu bằng “Bạn làm nghề gì?” mà thường ẩn vẻ kiểu căng về bản thân, điều này còn đảm bảo bạn không buộc ai đó phải thú nhận những điều không thoải mái và làm họ ngại ngùng.

Những phương pháp thay thế khác

Nên làm gì để tránh những cuộc hội thoại vô nghĩa và chán ngắt? - Ảnh 2.

Goddard tiếp tục chia sẻ những lời khuyên khác, mà phổ biến nhất là câu cửa miệng: “Ngày hôm nay của bạn thế nào?” Đây cũng là một cách không tồi, và phù hợp với nhiều tình huống.

Nhưng hãy nhớ, dùng một câu nói quá phổ biến cũng khiến bạn và cả người đó cảm thấy không thoải mái. Thử tưởng tượng bạn gặp gỡ ai và họ cũng hỏi bạn câu này! Vậy nên hãy thử nhiều cách khác nhau, đơn cử là: “Nói cho tôi biết về bạn đi nào!”

 

5 Responses

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan