Bí mật kinh doanh – Người có mưu lược sẽ chú trọng đến việc thiết kế MỒI NHỬ, đảm bảo – đánh đâu thắng đấy

Thế giới đang thay đổi, thị trường đang thay đổi, và tư duy của chúng ta cũng phải thay đổi. Để tồn tại và phát triển, để thu hút sự chú ý, khơi dậy sự quan tâm và kích thích hứng thú của người tiêu dùng, bạn cần phải làm những gì?


Trong chiến lược kinh doanh, hầu hết những doanh nhân tài giỏi đều coi trọng chiến dịch marketing, làm thế nào để thu hút sự chú ý, khơi dậy sự quan tâm và kích thích hứng thú của người tiêu dùng, cuối cùng khiến họ chủ động sử dụng sản phẩm của công ty mình. Dưới đây là 3 “bí mật” trong kinh doanh không phải ai cũng biết:

Việc giới thiệu sản phẩm phải từng bước thu hút người tiêu dùng, kích thích nhu cầu và mong muốn của họ

Với những người không biết làm về marketing, ở phần giới thiệu sản phẩm, họ thường chỉ chú ý đến thuộc tính, ưu thế, đặc trưng của sản phẩm đó. Mục đích để khách hàng hiểu rõ hơn về chất lượng sản phẩm, bởi họ cho rằng, chỉ cần có chất lượng tốt, người tiêu dùng nhất định sẽ mua sản phẩm bên họ.

Đối với người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trên thị trường, đặc biệt là hàng thương mại điện tử, sản phẩm tốt vô cùng nhiều, thậm chí hàng giả, hàng nhái ngày càng tràn lan, khiến người mua rất khó lựa chọn. Họ không hiểu về sản phẩm, chỉ có thể chọn hàng rẻ hơn khiến doanh nghiệp phải đau đầu, hạ giá thành sản phẩm bằng với mức giá sản phẩm kém chất lượng hơn.

Còn đối với doanh nghiệp biết làm marketing lại hoàn toàn khác. Họ lên kế hoạch marketing trực tiếp, mục đích khiến khách hàng nghe xong sẽ lập tức mua sản phẩm đó. Phần giới thiệu sản phẩm không phải khiến cho người tiêu dùng hiểu về thuộc tính và ưu thế của mặt hàng, mà thông qua phương thức quan tâm khách hàng để đưa ra vấn đề, khiến người tiêu dùng suy nghĩ và liên tưởng, kích thích sự quan tâm và thiện cảm của họ.

Tại sao không cần giới thiệu đặc trưng và ưu thế của sản phẩm?

Bởi trước khi mua khách hàng đã tìm hiểu đầy đủ rồi nên việc giới thiệu là không cần thiết. Khi giới thiệu một sản phẩm, câu mở đầu vô cùng quan trọng, bạn phải gây được sự chú ý và ấn tượng của người tiêu dùng. Tiếp theo, hãy hỏi khách hàng về sản phẩm và vấn đề mà họ không hài lòng trước đó. Mục đích mong muốn người tiêu dùng sẽ chuyển sang thương hiệu bên mình. Cuối cùng, hãy tích cực giới thiệu mặt tốt của sản phẩm, khiến người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn mặt hàng bên bạn.

Phần tuyên truyền quảng cáo cần chạm đến trái tim khách hàng, tạo không khí náo nhiệt để thu hút khách hàng

Với doanh nghiệp không biết làm về marketing, thường sẽ sử dụng phương thức quảng cáo qua ti vi, báo đài, internet. Họ cũng chỉ chú ý nhấn mạnh thuộc tính và đặc trưng của sản phẩm mà không hề chắt lọc chi tiết để thu hút khách hàng, biến chi tiết đó thành lợi ích của người tiêu dùng. Ví dụ, ưu điểm của tủ lạnh là tiết kiệm điện. Nếu bạn chỉ nói đơn giản tiết kiệm điện, khách hàng sẽ không chú ý, nhưng nếu nói 1 năm có thể tiết kiệm 1 triệu đồng tiền điện, tỉ lệ người mua sẽ tăng hơn rất nhiều. Còn với doanh nghiệp biết làm về marketing, họ thường lựa chọn cách tạo không khí trải nghiệm thực tế, không khí mua sắm, phục vụ để Upsell, khiến người tiêu dùng không thể chờ được mà lập tức mua ngay.

Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng phương thức quảng cáo bằng những video ngắn, bài viết của người đã trải nghiệm sản phẩm, những cuộc phỏng vấn hoặc những tin nóng hàng ngày trên các kênh truyền thông, khiến người tiêu dùng không ngần ngại lựa chọn sử dụng sản phẩm.

Tổ chức hoạt động khuyến mại giảm giá, khiến khách hàng cảm thấy không thể bỏ lỡ cơ hội này

Người không có chiến lược kinh doanh chỉ thích những phương pháp đơn giản. Họ không suy xét khách hàng có thích hay không, chỉ đơn giản học chiến lược của những doanh nhân khác. Kết quả không được như mong muốn, kể cả nếu các chương trình khuyến mãi có hiệu quả tốt, số lượng bán được nhiều thì cũng không tránh khỏi hiện tượng thua lỗ.

Còn những người biết kinh doanh, họ sẽ chú trọng đến việc thiết kế “mồi nhử”. Lấy chương trình tặng quà làm ví dụ, bề ngoài chỉ là phương thức tặng quà để tăng doanh số, nhưng việc tặng quà đi kèm lại rất khó thực hiện. Nếu tặng món quà mà người tiêu dùng không thích, thì đồng nghĩa với thất bại. Nếu giá trị món quà quá đắt, người bán sẽ dễ thua lỗ. Vậy nên, người biết kinh doanh sẽ lựa chọn những sản phẩm “vô giá” mà mọi người đều cần, đỡ tốn kém mà hiệu quả lại cực kỳ cao.

27 Responses

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan