Ra bãi phế liệu nhặt nhạnh, hội người Việt trẻ “nấu” được cả mâm cỗ 3 miền từ rác thải nhựa

Thoạt nhìn như một menu bắt mắt của nhà hàng nào đó, nhưng toàn bộ các “món ăn” này đều được làm từ rác thải nhựa.

Những năm gần đây, nghề food stylist và photography (tạo mẫu và chụp ảnh ẩm thực) ngày càng nở rộ. Người ta nhớ tới food stylist hay photographer như “bàn tay vàng” đằng sau các tạp chí, thực đơn, banner quảng cáo long lanh và bắt mắt. Dường như chưa có một mối liên hệ rõ ràng nào giữa những người nghệ sĩ và việc… bảo vệ môi trường.

Thế nhưng, ekip của food photographer Đức Bùi đã làm việc đó. Vốn là một food photographer đời đầu tại TP. HCM và có tiếng  trong nghề, anh cùng ekip gồm các thực tập sinh đã nảy ra ý tưởng thể hiện zero-waste theo một cách hoàng toàn mới: Qua những tấm ảnh ấn tượng, mượn thị giác làm con đường truyền đạt thông điệp hiệu quả hơn vạn lời nói.

Food x Plastic là một bộ ảnh nho nhỏ, hiện tại chỉ mới mang tính “làm cho vui”, nhân một ngày ekip của Đức Bùi đi qua bãi phế liệu và tự hỏi: “Hay chạy qua xin ít đồ về tái chế, xem có ra cái đồ chơi gì hay ho không!?”. Những bao nylon, vỏ chai, hộp nhựa, thậm chí là… quần áo cũ đã được thu thập, xử lý và “tạo mẫu” để mô phỏng lại những món đặc sản trứ danh của Việt Nam.

Ra bãi phế liệu nhặt nhạnh, hội người Việt trẻ “nấu” được cả mâm cỗ 3 miền từ rác thải nhựa - Ảnh 1.

Rác thải nhựa bỗng rực rỡ hơn, sinh động hơn, và kích thích vị giác chả kém gì món ăn nóng sốt. Trên phông nền pastel tối giản mà ấn tượng, những bức ảnh này như truyền đi một nguồn cảm hứng ngắn gọn và mạnh mẽ: Rác thải cũng có thể trở nên “xinh đẹp” và có ích thế này đây, bạn đã muốn bắt tay vào công cuộc tái chế ngay chưa?

Cùng xem qua những tác phẩm độc đáo của Đức Bùi và ekip nhé!

Ra bãi phế liệu nhặt nhạnh, hội người Việt trẻ “nấu” được cả mâm cỗ 3 miền từ rác thải nhựa - Ảnh 2.

Cơm tấm Sài Gòn với phần cơm từ tấm xốp, trứng từ nhựa và nắp chai dầu ăn, thịt nướng từ miếng bọt biển.

Ra bãi phế liệu nhặt nhạnh, hội người Việt trẻ “nấu” được cả mâm cỗ 3 miền từ rác thải nhựa - Ảnh 3.

Bún chả Hà Nội phiên bản “tái chế cực mạnh”: Sợi bún làm bằng dây sạc, chả và nước mắm từ giấy bóng kính cộng với nắp chai nước ngọt.

Ra bãi phế liệu nhặt nhạnh, hội người Việt trẻ “nấu” được cả mâm cỗ 3 miền từ rác thải nhựa - Ảnh 4.

Một sáng tạo độc đáo khác của ekip Đức Bùi, hầu như chỉ sử dụng nhựa và các loại giấy bóng màu, cắt dán khéo léo tạo nên một bát mì Quảng đủ đầy.

Ra bãi phế liệu nhặt nhạnh, hội người Việt trẻ “nấu” được cả mâm cỗ 3 miền từ rác thải nhựa - Ảnh 5.

Cuối cùng là trà đá, thức uống huyền thoại của cả 3 miền, làm từ giấy bóng kính cắt nhỏ. Nhiều người xem còn hăng hái góp ý: “Thêm nắp chai nhựa vào làm đá viên anh ơi”, “Lấy miếng nhựa giả làm “đào tươi”.

Hy vọng, sự sáng tạo này của ekip trẻ Đức Bùi sẽ là nguồn cảm hứng mới cho bạn trong công cuộc sống xanh, sống sạch mỗi ngày. Nó đơn giản chỉ là đứng lên, bắt đầu làm gì đó để hạn chế một chiếc chai nhựa trong thùng rác nhà bạn mà thôi.

16 Responses

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan