Nghiên cứu kéo dài 40 năm của đại học Stanford: Người thành công thường có một kiểu phẩm chất này

Nghiên cứu kéo dài 40 năm của đại học Stanford: Người thành công thường có một kiểu phẩm chất này

Những đứa trẻ chấp nhận trì hoãn sự thoả mãn và đợi để được chiếc kẹo thứ hai sau này đạt điểm SAT cao hơn, tỷ lệ lạm dụng thuốc, tỷ lệ béo phì thấp hơn và biết cách giải quyết các căng thẳng trong cuộc sống tốt hơn, các kỹ năng xã hội cũng cải thiện hơn theo chia sẻ của cha mẹ. Nhìn chung thì những người này cũng đạt điểm số cao hơn trong những thang đo chất lượng cuộc sống khác.

Những năm 1960, một giáo sư ở đại học Stanford tên Walter Mischel tiến hành một chuỗi các nghiên cứu tâm lý quan trọng. Trong suốt quá trình nghiên cứu, Mischel cùng đồng đội quan sát hàng trăm trẻ em phần lớn ở độ tuổi 4-5 và tiến tới kết luận về một phẩm chất mà ngày nay được coi là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một người thành công về sức khoẻ, công việc và cuộc sống.

Thí nghiệm kẹo Marshmallow

Thí nghiệm bắt đầu với việc dẫn từng đứa trẻ vào một căn phòng kín, để chúng ngồi xuống ghế và đặt một chiếc kẹo Marshmallow trên mặt bàn trước mặt các em.

Sau đó, người nghiên cứu đưa ra một lời thách đố cho đứa trẻ.

Người nghiên cứu nói với đứa trẻ rằng anh ấy sẽ ra khỏi phòng một lúc và nếu đứa trẻ không ăn miếng Marshmallow trong khi anh ấy ra ngoài, em ấy sẽ được thưởng một chiếc kẹo thứ hai. Ngược lại, nếu đứa trẻ quyết định ăn chiếc Marshmallow đầu tiên trước khi người nghiên cứu quay về, em ấy sẽ không được cho thêm chiếc kẹo nào hết.

Lựa chọn khá là đơn giản: ăn một chiếc kẹo ngay bây giờ hoặc đợi chờ và được ăn hai chiếc vào lúc sau.

Người của nhóm nghiên cứu rời căn phòng trong 15 phút.

Như bạn có thể tưởng tượng, những tấm băng ghi lại hình ảnh lũ trẻ ngồi chờ một mình trong căn phòng khá là hài hước. Một số đứa trẻ nhảy cẫng lên và ăn miếng Marshmallow đầu tiên ngay khi người lớn đóng cửa. Một số em vặn vẹo không yên, nhấp nhổm trên ghế ngồi vì đang cố kìm nén sự thèm thuồng nhưng bỏ cuộc ít phút sau đó. Cuối cùng chỉ có một vài em bé có thể đợi hết khoảng thời gian người trong nhóm nghiên cứu đã giao hẹn.

Ra đời năm 1972, nghiên cứu nổi tiếng này được người ta đặt tên là Thí nghiệm Marshmallow nhưng không phải vì miếng kẹo mà nó trở nên nổi tiếng. Điều thú vị phải sau nhiều năm mới được tiết lộ.

Nghiên cứu kéo dài 40 năm của đại học Stanford: Người thành công thường có một kiểu phẩm chất này - Ảnh 1.

Sức mạnh của việc trì hoãn sự hài lòng

Nhiều năm trôi qua, những đứa trẻ đã trưởng thành, nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành quan sát sự phát triển của lũ trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những điều họ tìm ra khá là bất ngờ.

Những đứa trẻ chấp nhận trì hoãn sự thoả mãn và đợi để được chiếc kẹo thứ hai sau này đạt điểm SAT cao hơn, tỷ lệ lạm dụng thuốc, tỷ lệ béo phì thấp hơn và biết cách giải quyết các căng thẳng trong cuộc sống tốt hơn, các kỹ năng xã hội cũng cải thiện hơn theo chia sẻ của cha mẹ. Nhìn chung thì những người này cũng đạt điểm số cao hơn trong những thang đo chất lượng cuộc sống khác.

Nhóm nghiên cứu theo dõi từng đứa trẻ thêm 40 năm và hết lần này đến lần khác, nhóm trẻ em kiên nhẫn đợi chiếc kẹo thứ hai liên tiếp thành công trong mọi lĩnh vực mà chúng thử sức sau này. Chuỗi các thí nghiệm trên chứng minh rằng khả năng trì hoãn sự thoả mãn rất cần thiết để đạt được thành công.

Nếu bạn nhìn những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ nhận ra rằng…

– Nếu bạn trì hoãn sự thoả mãn của việc xem tivi để làm bài tập, bạn sẽ học được nhiều hơn và đạt điểm tốt hơn.

– Nếu bạn trì hoãn sự thoả mãn của việc mua đồ ăn vặt ở cửa hàng tạp hoá, khi về nhà bạn sẽ ăn những bữa ăn lành mạnh hơn.

– Nếu bạn trì hoãn sự thoả mãn của việc dừng tập luyện sớm để tập thêm vài hiệp nữa, bạn sẽ khoẻ mạnh hơn.

… và còn vô số những ví dụ khác.

Thành công thường là kết quả của việc chọn niềm đau của kỷ luật thay vì sự dễ dàng của những điều làm bạn phân tâm. Đó cũng chính là ý nghĩa của việc trì hoãn sự thoả mãn.

Kết quả này dẫn chúng ta đến một câu hỏi khá thú vị: Một số đứa trẻ sinh ra đã có tính kỷ luật, số phận an bài để được thành công hay phải rèn luyện để có được phẩm chất cần thiết này?

Nghiên cứu kéo dài 40 năm của đại học Stanford: Người thành công thường có một kiểu phẩm chất này - Ảnh 2.

Điều gì quyết định khả năng trì hoãn sự thoả mãn của bạn

Nhóm nghiên cứu của Đại học Rochester thực hiện lại thí nghiệm kẹo Marshmallow với một sự cải biên quan trọng. Trước khi đưa kẹo Marshmallow cho mỗi đứa trẻ, nhóm nghiên cứu chia lũ trẻ thành hai nhóm.

Nhóm thứ nhất được tiếp xúc với một chuỗi những trải nghiệm không đáng tin cậyVí dụ, người nghiên cứu đưa cho mỗi em nhỏ một hộp bút màu nhỏ và hứa khi quay lại sẽ đem một hộp màu lớn hơn, nhưng sau đó anh ta đã không làm như đã hứa. Rồi nhóm nghiên cứu lại đưa cho mỗi em một hình dán và hứa quay lại với một tập hình dán đẹp hơn nhưng sau cùng chuyện đó cũng không diễn ra.

Trong khi đó, nhóm thứ hai có những trải nghiệm đáng tin cậy. Lũ trẻ được hứa sẽ được nhận hộp màu lớn hơn và kết quả đúng như lời hứa. Chúng cũng được kể về những hình dán đẹp hơn và kết quả tương tự.

Bạn có thể tưởng tượng ra những trải nghiệm này ảnh hưởng thế nào đến thí nghiệm Marshmallow. Những đứa trẻ trong nhóm trải nghiệm không đáng tin không có lý do gì để tin vào việc người của nhóm nghiên cứu sẽ quay lại với chiếc kẹo thứ hai nên chúng không chờ quá lâu để ăn ngay chiếc kẹo đầu tiên.

Trong khi đó, các em nhóm thứ hai rèn cho bộ não của mình coi việc trì hoãn sự thoả mãn như một điều tích cực. Mỗi lần người trong nhóm nghiên cứu giữ lời hứa, bộ não của đứa trẻ nghĩ đến hai điều: 1) đợi chờ để được thoả mãn rất đáng công sức và 2) mình có khả năng chờ đợi. Kết quả là nhóm thứ hai đợi được trong khoảng thời gian trung bình dài hơn bốn lần nhóm thứ nhất.

Nghiên cứu kéo dài 40 năm của đại học Stanford: Người thành công thường có một kiểu phẩm chất này - Ảnh 3.

Nói cách khác, khả năng trì hoãn sự thoả mãn và tính kỷ luật của một đứa trẻ không do bẩm sinh mà chịu ảnh hưởng bởi những trải nghiệm và môi trường xung quanh. Trên thực tế, tác động của môi trường xảy ra gần như ngay tức thì. Chỉ vài phút của một trải nghiệm đáng tin cậy hoặc không đáng tin cậy cũng đủ để điều chỉnh hành vi của đứa trẻ theo hướng này hay hướng khác.

Vậy tôi và các bạn học được gì từ tất cả những chuyện này?

Làm sao để trì hoãn sự thoả mãn

Trước khi tiến xa hơn, chúng ta cần lãm rõ ngay từ đầu một điều: vì lý do nào đó, thí nghiệm Marshmallow trở nên khá nổi tiếng. Bạn có thể thấy nó xuất hiện ở bất kỳ phương tiện truyền thông lớn nào. Thế nhưng đây chỉ là một phần của dữ liệu, một nghiên cứu nhỏ trong cả câu chuyện lớn về thành công. Hành vi của con người (trong cuộc sống và nói chung) phức tạp hơn thế rất nhiều nên không thể khẳng định một lựa chọn của đứa trẻ 4 tuổi sẽ quyết định cả phần đời còn lại của cô/cậu bé ấy.

Thế nhưng…

Những nghiên cứu trên chỉ ra một điều: nếu bạn muốn thành công ở bất cứ việc gì, bạn cần tạo cho mình tính kỷ luật và bắt tay vào việc thay vì để mình phân tâm và chỉ làm những điều dễ dàng. Thành công ở gần như mọi lĩnh vực đòi hỏi bạn từ bỏ những việc dễ dàng (trì hoãn sự thoả mãn) để thực hiện những điều khó khăn hơn (dấn thân và học từ sai lầm).

Tư tưởng cốt lõi ở đây là ngay cả khi bạn nhận ra mình không giỏi trong việc trì hoãn sự thoả mãn lại, bạn vẫn có thể rèn luyện từ những bước nhỏ nhất. Trong trường hợp các em nhỏ ở nghiên cứu trên, việc này được hiểu là ở trong một môi trường đáng tin cậy nơi nhóm nghiên cứu thực hiện được mọi lời hứa đã hứa với các em.

Người lớn chúng ta cũng có cách để rèn khả năng trì hoãn sự thoả mãn. Bạn có thể làm theo cách của những đứa trẻ và nhóm nghiên cứu trong bài viết: đưa ra những lời hứa và thực hiện chúng. Lặp lại hết lần này đến lần khác cho đến khi bộ não nói rằng: 1) đúng là đợi chờ rất đáng công sức bỏ ra và 2) mình có khả năng làm điều này.

 

 

6 Responses

  1. Pingback: ทุบตึก

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan