Cách nhanh nhất để hủy hoại một người là để anh ta giàu lên nhanh chóng, 10 năm sau nhìn lại sự nghiệp mới hối hận vì sai lầm từ con số 0

Thứ gì càng dễ có được thì càng dễ mất đi, nhất là tiền bạc và sự nghiệp cả đời.

A là một luật sư nổi tiếng từ khi mới vào nghề. Cô ấy có xuất phát điểm rất cao, không bao giờ thiếu án kiện phải xử lý và nhiều công ty liên tục ngỏ lời yêu cầu cô làm người tư vấn pháp lý cho họ. Tuy nhiên, năng lực của A chỉ ở mức bình thường. Những vụ án đơn giản thì cô tự giải quyết, những vụ khó nhằn cô sẽ nhờ đàn anh đàn chị làm thay. Tiền bạc cứ đến cuồn cuộn, vừa nhanh vừa thoải mái khiến A vô cùng vui sướng. Cùng thời điểm đó, các bạn luật sư vừa tốt nghiệp ra trường giống cô vẫn đang vất vả làm trợ lý cho người khác, bôn ba cả ngày, việc thì nhiều mà tiền công thì ít.

Thế nhưng, chỉ vài năm sau đó, công việc của A vẫn như xưa, không có gì tiến triển mà đôi chỗ còn thua kém. Với một sinh viên mới ra trường thì lượng công việc ấy là quá tốt, nhưng với một luật sư lâu năm, nó trở nên “bèo bọt”. Nhìn lại những người khác đã dần dần phát triển, tài năng được gọt giũa, giờ đây, thu nhập của họ đã gấp A đến mấy lần.

Có thể thấy, cách nhanh nhất để hủy hoại một người là để anh ta giàu lên nhanh chóng. A chính là một nạn nhân điển hình. Vì may mắn trùng hợp, vì cơ duyên vừa vặn, ngay từ khi mới ra trường A đã có cơ hội kiếm tiền dễ dàng. Thời gian càng lâu, lối suy nghĩ của A lại càng phụ thuộc vào cách kiếm tiền vừa thoải mái vừa nhanh chóng ấy. Trong thời điểm tuổi trẻ, không tranh thủ đương đầu với khó khăn để trau dồi bản thân, rèn luyện năng lực, thì sớm muộn tài năng chúng ta cũng trở nên mai một. Kết quả tất yếu chính là trong khi mọi người đều tiến lên, bản thân A lại thụt lùi. Mà không có tài năng, sự nghiệp sớm muộn cũng đổ vỡ.

Cách nhanh nhất để hủy hoại một người là để anh ta giàu lên nhanh chóng, 10 năm sau nhìn lại sự nghiệp mới hối hận vì sai lầm từ con số 0 - Ảnh 1.

Ngoài ra, nếu đồng tiền đến từ may mắn thì lúc mất đi, chúng ta sẽ đổ lỗi mọi sự thất bại lên hai tiếng “xui xẻo” mà không nhận ra vấn đề nằm ở bản thân. Cách ngụy biện này khiến chúng ta ảo tưởng về năng lực của chính mình, còn nguyên nhân thất bại thực sự thì tìm mãi không ra. Mà không biết sai ở đâu thì làm sao thay đổi? Thất bại sẽ nối tiếp thất bại, còn chúng ta vẫn mãi đổ lỗi cho ông trời bất công.

Quan trọng hơn cả, một khi người ta đã quen với con đường kiếm tiền nhanh chóng ấy sẽ khó lòng rút ra nổi. Lấy ví dụ như, anh B đầu tư vào cổ phiếu, trùng hợp lãi to, thu về rất nhiều lợi nhuận so với số vốn ban đầu. Vậy sau khi có được khoản tiền đó, anh B sẽ làm gì? Dùng nó để học tập? Để tham gia vài khóa học chuyên sâu nâng cao năng lực? Tất nhiên là không. Anh B sẽ cho rằng mình có con mắt lợi hại, biết cách đầu tư và tiếp tục đổ nhiều tiền hơn nữa vào các loại cổ phiếu khác nhau, chờ mong kiếm được số tiền lớn hơn gấp mấy lần.

Cách nhanh nhất để hủy hoại một người là để anh ta giàu lên nhanh chóng, 10 năm sau nhìn lại sự nghiệp mới hối hận vì sai lầm từ con số 0 - Ảnh 2.

Trong một trường hợp khác, C là người bán hàng online trên mạng. Năm 2008, cửa hàng bắt đầu hoạt động. Đến năm 2010, doanh thu hàng năm cô kiếm về là hơn 150 triệu đồng, mỗi tháng đều xuất ra từ 500-1000 đơn hàng. Do việc làm ăn ngày càng phát triển, C quyết định đăng ký mở một công ty nhỏ, tuyển dụng một nhóm nhân viên gồm 15 người từ khâu chăm sóc khách hàng, tiếp nhận sản phẩm, đóng gói, quản lý kho bãi… Cứ tưởng càng làm càng lớn thì bất ngờ từ thời điểm đó, công ty của C lại dần sụt giảm doanh thu. Lý do là ở đâu?

Nguyên nhân chủ yếu chính là nhân sự trong công ty C biến động rất nhiều. Người cũ nghỉ việc thì cần tuyển thêm người mới, rồi mất một thời gian để đào tạo. Đợi đến khi người mới tuyển trở nên quen việc và tạo ra năng suất thì ít nhất phải mất một tháng. Trong thời gian đó, công việc làm ăn đều rơi vào hỗn loạn, sai sót không ngừng xảy ra, công ty của C hứng chịu nhiều phản ứng tiêu cực từ khách hàng rồi dần đánh mất uy tín và số khách hàng trung thành vất vả gây dựng suốt thời gian qua.

Vậy tại sao nhân sự lại biến động nhiều như thế? Đã quen với phong cách làm việc độc lập và hưởng hết mọi thành quả, C chỉ để ý lợi nhuận của bản thân mà không quan tâm đời sống nhân viên. Đi làm muộn một phút cũng trừ tiền, trong khi tăng ca làm thêm giờ thì không được thưởng thêm. Sai lầm nhỏ cũng bị C cắt lương, nhưng làm tốt C cũng chẳng tăng lương cho họ. Đãi ngộ càng ngày càng kém, tiền lương bị trừ càng nhiều, nhân viên bất mãn với công việc và không ngừng xin nghỉ mới dẫn tới tình trạng rắc rối như hiện nay.

Cách nhanh nhất để hủy hoại một người là để anh ta giàu lên nhanh chóng, 10 năm sau nhìn lại sự nghiệp mới hối hận vì sai lầm từ con số 0 - Ảnh 3.

Trên thực tế, đạo lý đơn giản như lợi ích của làm việc nhóm, chia sẻ lợi nhuận với người đồng hành để tạo động lực phấn đấu thì ai cũng có thể hiểu được. Nhưng tư duy ham làm giàu nóng vội, chỉ để tâm đến lợi ích cá nhân khiến nhiều người nổi lòng tham, muốn chiếm hết cả phần “bánh ngọt” của kẻ khác.

Đây chính là lý do tại sao giàu có nhanh chóng dễ dàng phá hủy sự nghiệp đời người. Từ ngày bạn có suy nghĩ “Làm giàu thật dễ dàng!”, bạn đã phạm một sai lầm tai hại. Khi bản thân chưa đủ năng lực thì đồng tiền đến nhanh mà đi càng nhanh hơn nữa, nhiều đến mấy cũng có ngày trắng tay. Hãy nhớ rằng, cách bạn kiếm tiền sẽ quyết định tương lai sau này. Đừng để 10 năm sau nhìn lại mới phát hiện bản thân không ngừng thụt lùi và thất bại.

 

 

 

5 Responses

  1. I have not checked in here for some time since I thought it was getting boring, but the last several posts are great quality so I guess I will add you back to my everyday bloglist. You deserve it my friend 🙂

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan