Muốn con bạn sau này không sa cơ lỡ vận, có 4 tính cách ở trẻ nhất định phải loại trừ

Để con đánh mất lương tâm từ nhỏ là cái lỗi lớn nhất trong cách giáo dục của cha mẹ. Sự nuông chiều quá mức khiến con trẻ không nhìn thấy được ranh giới việc làm của mình là đúng hay sai. Do đó, bạn đừng để lối giáo dục sai lầm trở thành “hối tiếc muộn màng” sau này.

Trước đây, tôi thường nghe ông bà nói rằng: “Những người hiếu thảo, luôn là những người tốt bụng.”

Từ xa xưa, lòng hiếu thảo luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá nhân phẩm của một người. Những gia đình được xem là cao quý không phải vì họ giàu có nhất, mà là vì họ nuôi dạy ra những đứa con tốt bụng và nhân hậu. Do đó, cách giáo dục con sáng suốt nhất không phải là đề cao vật chất. Nhưng có nhiều cha mẹ vì quá nuông chiều con, thường hay bỏ qua lỗi lầm của trẻ mà không dạy chúng biết bản thân chúng sai ở đâu. Thế nên đã vô tình hại trẻ sau này lớn lên trở thành một người thất bại trong xã hội. Ngay từ bây giờ, nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau, bạn nhất định phải dạy trẻ thay đổi sớm!

  1. Không biết ơn, oán trách cha mẹ

Mới đây, một video được đăng lên mạng khiến nhiều người phẫn nộ: Một cậu bé ôm mẹ trên đường, vừa khóc vừa dùng chân đá vào người mẹ mình. Có một bác bảo vệ gần đó đã đến kéo cậu bé ra, nhưng cậu bé còn quát lại bác bảo vệ.

Bên dưới video có một bình luận được rất nhiều người thích: “Đứa nhỏ này nếu không dạy dỗ cẩn thận thì lớn lên sẽ là người vô dụng. Chắc chắn sẽ trở thành một kẻ không hiếu thảo với cha mẹ, không yêu thương vợ!”

Như nhà văn Amicis từng nói: “Nếu một người làm cho mẹ anh ta buồn, cho dù địa vị anh ta có cao đến đâu, nổi tiếng cỡ nào đi nữa, thì người đó cũng là một kẻ đáng khinh.” Nhớ lại một vụ án trước đây tôi từng đọc lại thấy chạnh lòng: Một cậu bé 12 tuổi đã chém chết mẹ mình chỉ vì bị mẹ la và cấm không được hút thuốc.

Thế nhưng lúc bị bắt, cậu bé chẳng những không hối hận mà còn cho rằng: “Tôi đâu giết người khác, chỉ giết mẹ tôi thôi, có gì sai!”

Những đứa trẻ không học được cách cám ơn, coi tình yêu thương của cha mẹ là điều hiển nhiên, lấy lí do có quan hệ huyết thống để làm tiền đề tổn thương người nhà, thì khi trưởng thành sẽ không thành tài được.

Thế nên mới có câu: “Hãy dạy con bạn cách yêu thương, đừng chỉ đi theo thành tích và điểm số.”

Để con đánh mất lương tâm từ nhỏ là cái lỗi lớn nhất trong cách giáo dục của cha mẹ. Do đó, bạn đừng để lối giáo dục sai lầm trở thành “hối tiếc muộn màng” sau này.

  1. Không tuân thủ quy tắc, làm việc quá thủ đoạn

Nếu khi còn nhỏ, bạn không dạy con sống quy tắc, kỉ luật, thì khi trưởng thành, nhất định chúng vẫn sẽ học được bài học này từ ai đó. Chỉ có điều, thiệt hại chúng nhận được cũng sẽ nhiều hơn!

Những đứa trẻ ngỗ ngược là khởi đầu của những tai họa.

Một đứa trẻ ở Disneyland Thượng Hải vì muốn giựt lấy kẹo đã đập mạnh vào người một nhân viên mặc đồ thú bông.

Thấy thế, nhiều người đã đến can ngăn nhưng phụ huynh đứa trẻ lại trách: “Con tôi còn nhỏ không hiểu chuyện, nó chỉ đùa thôi!”  Trong các công viên giải trí, thường sẽ có quy định rõ khách du lịch không được tấn công những nhân viên mặc đồ thú bông. Vì bộ đồ này rất nặng, chỉ một cú đánh cũng có thể gây thương tích cho người mặc nó. Sự nuông chiều quá mức khiến con trẻ không nhìn thấy được ranh giới việc làm của mình là đúng hay sai.

Khi bạn để con cái sống vô kỉ luật như thế, chẳng khác nào để trẻ chơi dao mà không cản, có ngày cũng sẽ bị chính con dao này làm đứt tay.

  1. Tự tư tự lợi

Những người sống quá ích kỉ đa phần đều lạnh nhạt và chỉ biết đến bản thân. Gần nhà tôi có một đứa trẻ, lúc còn nhỏ cứ mỗi lần sang nhà hàng xóm chơi liền lấy đồ chơi của bạn giấu đem về. Thằng bé muốn chép bài bạn cùng lớp trong giờ kiểm tra, nhưng bạn không cho, vì thế nó đã xé cả bài kiểm tra của bạn cùng lớp. Như dự đoán, lúc lớn lên, tính cách cậu bé đó ngày càng ngang ngược. Dù đã kết hôn, nhưng thanh niên này lại ngày càng sống tự tư tự lợi. Vì muốn có tiền đầu tư mà lén ăn cắp sổ đỏ nhà ba mẹ để cầm cố.

Loại người này tưởng chừng sẽ sống suôn sẻ nhưng thực chất lại rất khó vui vẻ suốt đời. Bởi khi còn trẻ, họ hưởng hạnh phúc thông qua cách tổn thương người khác. Đến khi lớn tuổi, mọi người đều bỏ đi, có hối hận cũng đã muộn.

Thế nên là cha mẹ, bạn hãy giáo dục trẻ luôn tích cực, sống đẹp như ánh mặt trời và có một trái tim vị tha!

  1. Người sống vô trách nhiệm

Nhà Tâm lý học William James đã viết trong một cuốn sách rằng:

“Gieo một hành động tốt, thu hoạch một thói quen tốt. Có thói quen tốt, ta gặt hái được tính cách tốt. Gieo hạt giống tính cách tốt, ta tạo ra số phận tốt!” Cách đây không lâu, một thanh niên 29 tuổi kiện bố mẹ mình vì “tội không cấp dưỡng”.

Người đàn ông đã gần trung niên, chưa có gia đình, cũng không có công việc. Cứ hễ tìm được việc thì làm hai, ba hôm đã than mệt mỏi rồi xin từ chức. Không phải người đàn ông này không có năng lực kiếm tiền, mà vì anh ta quá lười, chỉ muốn cha mẹ chịu trách nhiệm nuôi mình cả đời. Anh ta cho rằng cha mình có thu nhập cao, việc nuôi dưỡng anh ta là chuyện hiển nhiên! Một người 29 tuổi mà suốt ngày chỉ biết nằm nghịch điện thoại, không quan tâm đến việc nhà, còn ỷ lại cha mẹ, không có trách nhiệm với cha mẹ đã già.

Lý do được người cha chua xót chia sẻ:

“Lúc nó còn nhỏ, vợ tôi không bao giờ để nó làm việc. Ngay cả việc la dạy con, bà ấy cũng cản. Tay không dính nước, việc gì cũng để mẹ nó làm thay, thế nên lớn lên nó mới hư hỏng thế này.”

Nếu khi con cái còn nhỏ, bạn không dạy chúng sống trách nhiệm, thì khi lớn lên, ngay cả cuộc sống của bản thân, chúng cũng buông xuôi và đổ lỗi, ỷ lại người khác.

Mà những người sống vô trách nhiệm không chỉ không thể chịu được áp lực nặng nề của cuộc sống, mà còn khó tự lập sống, dù là vấn đề nhỏ nhặt cũng không thể tự giải quyết. Đứa trẻ khi mới sinh ra là một tờ giấy trắng. Thế nên mong cha mẹ hãy dạy con cái trở thành những bức tranh xinh đẹp.

Muốn con ngoan ngoãn, đừng quên dạy chúng đạo làm người đầu tiên!

5 Responses

  1. Pingback: recurve bow

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan