Chuyên gia Fulbright: Nhờ nhân tố này, Việt Nam có thể có cơ hội thoát nhanh khỏi bẫy thu nhập trung bình, mà không cần chờ tới 30-50 năm như lộ trình “truyền thống”

Một chặng đường này thường kéo dài 30 năm đến 50 năm nhưng cơ hội trong giai đoạn hiện nay đó là sự đi lên, lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghệ cho phép các nền kinh tế không phải đi theo từng bước trong cả một lộ trình 30-50 năm.

Chuyên gia Fulbright: Nhờ nhân tố này, Việt Nam có thể có cơ hội thoát nhanh khỏi bẫy thu nhập trung bình, mà không cần chờ tới 30-50 năm như lộ trình "truyền thống"

Công nghệ sẽ giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình

“Nói về câu chuyện tăng trưởng dài hạn, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, đó là câu chuyện làm sao để tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 6,5-7%, tức là bình quân đầu người 5,5-6%”, ông Nguyễn Xuân Thành – trường Chính sách công và quản lý Fulbright đề cập về bẫy thu nhập trung bình trong phần mở đầu bài tham luận tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam năm 2019.

Theo ông Thành, Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng nhanh trong 20 năm và đứng trước cơ hội thoát bẫy thu nhập trung bình trở thành quốc gia có thu nhập cao. Bài học quá khứ của các nền kinh tế trong quá trình phát triển đi từ việc khai thác những ưu đãi về thiên nhiên, về con người, những điều kiện nhân tố cho đến lúc phát triển thị trường hiệu quả và trở thành một nền kinh tế dựa vào đổi mới, dựa vào doanh nghiệp.

Một chặng đường này thường kéo dài 30 năm đến 50 năm nhưng cơ hội trong giai đoạn hiện nay đó là sự đi lên, lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghệ, cho phép các nền kinh tế không phải đi theo từng bước trong cả một lộ trình 30-50 năm, ông Thành nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ.

Chuyên gia Fulbright: Nhờ nhân tố này, Việt Nam có thể có cơ hội thoát nhanh khỏi bẫy thu nhập trung bình, mà không cần chờ tới 30-50 năm như lộ trình truyền thống - Ảnh 1.

Theo chuyên gia này, xếp hạng cho thấy Trung Quốc chỉ đi trước Việt Nam 1 chút hay Ấn Độ chỉ đi sau Việt Nam một chút nhưng nếu như xét trên thước đo là các doanh nghiệp công nghệ thì rất nhiều các nghiên cứu kinh tế đã đặt Trung Quốc hay Ấn Độ đã là các nền kinh tế đã dựa vào đổi mới, đã dựa vào các doanh nghiệp công nghệ. Như vậy nếu Việt Nam nắm bắt được cơ hội, có được các doanh nghiệp công nghệ thì không nhất thiết phải đi theo một chặng đường 30-50 năm.

Chuyên gia đến từ Fulbright cho biết, chỉ trong vòng 10 năm, các doanh nghiệp công nghệ về mặt giá trị đã chiếm trên 15% GDP của toàn cầu. Nguyên nhân được chỉ ra là bởi tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp này gấp 2,5 lần tốc độ tăng trường GDP bình quân. Một tính toán gần đây nhất khi nhìn vào tất cả các nền kinh tế, bằng việc ứng dụng công nghệ mới với cùng tài nguyên, cùng số lượng lực lượng lao động, cùng đồng vốn như nhau, các doanh nghiệp công nghệ có thể giúp các nước thu nhập trung bình gia tăng năng suất lên thêm 0,8-1,4%/năm.

Chuyên gia Fulbright: Nhờ nhân tố này, Việt Nam có thể có cơ hội thoát nhanh khỏi bẫy thu nhập trung bình, mà không cần chờ tới 30-50 năm như lộ trình truyền thống - Ảnh 2.

“Chúng ta hình dung sức ép của chúng ta về mặt điều hành chính phủ là làm sao để tăng trưởng GDP ở tốc độ 7%, thậm chí trên 7%, nếu như chúng ta có thêm các doanh nghiệp công nghệ, có thêm nền kinh tế hướng vào đổi mới, cùng các nguồn lực về vốn, về đất đai, về số lượng lao động thì chúng ta đã tăng thêm được 0,8-1,4%”, ông Thành xác nhận vai trò của công nghệ với tăng trưởng GDP tại Việt Nam.

Nhưng thách thức của phát triển công nghệ là dù năng suất và tăng trưởng kinh tế có thể tăng lên 0,8-1,4% từ nay đến 2030, nhưng tỷ lệ việc làm bị thay thế bởi tự động hóa, công nghệ mới sẽ là 15%. “15% tổng số việc làm trong các nền kinh tế sẽ bị thay thế là vấn đề cơ hội và thách thức của các nền kinh tế”, vị chuyên gia nhận định.

Phát triển cụm ngành đổi mới

Trên thực tế, nhìn vào bản đồ phân phối hàng đầu trên thế giới, ở các nước có thu nhập trung bình, các nước đang lo ngại mắc bẫy thu nhập trung bình, thì tên tuổi của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu vẫn thiếu vắng, không xuất hiện trên bản đồ này. Ngay cả thống kê gần đây nhất những doanh nghiệp kỳ lân công nghệ ở khu vực Đông Nam Á cũng chỉ mới 10-12 doanh nghiệp, chủ yếu ở Singapore, 1 số ở Indonesia.

“Vấn đề thách thức ở đây đó là để phát triển được các doanh nghiệp công nghệ, chúng ta nói nhiều đến hệ sinh thái startup, nhưng doanh nghiệp công nghệ không đi lên một cách đơn lẻ, mà nó cần được hội tụ, quy tụ thành cụm ngành (cluster)”, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành cho biết.

Như vậy theo ông Thành, để phát triển được các doanh nghiệp công nghệ này, chính sách của các quốc gia là làm sao thu hút được sự hội tụ của các doanh nghiệp trở thành một cụm, tập trung tại một vị trí địa lý và không phải là chỉ trong một lĩnh vực, một ngành hẹp, mà là những cụm ngành “innovation clusters” – những cụm ngành về đổi mới, nòng cốt là các doanh nghiệp công nghệ. Theo đó những doanh nghiệp này cùng tập hợp lại cùng một vị trí địa lý và có tác động cộng hưởng.

Chuyên gia Fulbright: Nhờ nhân tố này, Việt Nam có thể có cơ hội thoát nhanh khỏi bẫy thu nhập trung bình, mà không cần chờ tới 30-50 năm như lộ trình truyền thống - Ảnh 3.

Và vai trò của nhà nước là thúc đẩy sự phát triển của các cụm ngành đổi mới này. Ông Thành dẫn chứng, nếu nhìn vào lịch sử phát triển kinh tế có thể thấy Việt Nam cũng đã đi lên từ những cụm ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo và gần đây là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để có được những sản phẩm lắp ráp điện tử.

Chuyên gia Fulbright: Nhờ nhân tố này, Việt Nam có thể có cơ hội thoát nhanh khỏi bẫy thu nhập trung bình, mà không cần chờ tới 30-50 năm như lộ trình truyền thống - Ảnh 4.
Chuyên gia Fulbright: Nhờ nhân tố này, Việt Nam có thể có cơ hội thoát nhanh khỏi bẫy thu nhập trung bình, mà không cần chờ tới 30-50 năm như lộ trình truyền thống - Ảnh 5.

“Thách thức của chúng ta hiện nay là làm sao có được những ‘innovation clusters’ và địa điểm của nó là những trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng”, ông Thành nêu vấn đề.

Tuy nhiên một điểm sáng được chuyên gia này chỉ ra, dựa vào một nghiên cứu điều tra gần đây, điểm đầu tư nóng nhất để đầu tư vào công nghệ được các quỹ đầu tư mạo hiểm và các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân trên thế giới lựa chọn là Singapore và tại Đông Nam Á là Indonesia và Việt Nam.

 

4 Responses

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan