Ông Dũng lò vôi: Không bao giờ cầm đồng bạc mà người khác phải rơi nước mắt

Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức)
Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức)

Trả lời cổ đông về việc có những mảnh đất tốt có đầu tư bất động sản không, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – Chủ tịch HAGL – cho biết: “Năm 2008 tôi dám khẳng định HAGL là công ty bất động sản số một. Nhưng, mỗi người mỗi quyết sách, tôi từ bỏ năm 2012 để làm nông nghiệp. Đến bây giờ tôi khẳng định tôi đã sai.

Dù vậy, trong cái rủi có cái may, nếu còn làm bất động sản thắng hay thua tôi chưa biết, nhưng nông nghiệp đang có hướng đi tốt.

Bất động sản thời điểm năm 2012, HAGL từ bỏ rất quyết liệt để chuyển sang nông nghiệp. Lúc đó, HAGL không sai vì giá cao su cao. Bây giờ, HAGL sẽ không đầu tư bất động sản nữa, tôi khẳng định. Mình đã đi qua rồi không đi lại, vì rất nhiều đại gia bất động sản đã đi rồi, HAGL quay lại sẽ khó cạnh tranh”.

Chưa kể, mảng nông nghiệp rất rộng, từ trồng trọt đến chăn nuôi. Covid-19 vừa rồi nhiều ngành chết nhưng nông nghiệp vẫn sống khoẻ, đó là minh chứng. Nếu có mảnh đất nào trong tương lai tốt, HAGL có thể liên doanh với đối tác nào đó nhưng sẽ là đầu tư, thu hồi tiền về để trả nợ.

Doanh nhân Huỳnh Uy Dũng
Doanh nhân Huỳnh Uy Dũng

Trong một clip, doanh nhân Huỳnh Uy Dũng, hay còn gọi là Dũng lò vôi, cho biết mình “không bao giờ cầm một đồng bạc mà người khác phải rơi nước mắt hết”. Đây là nguyên tắc từ khi mới bắt đầu kinh doanh và cũng là cá tính từ nhỏ của đại gia.

Trước đó, khi đền bù đất cho dân Dĩ An, Bình Dương, ông Dũng thẳng thắn tuyên bố, giá đất của bà con đáng giá 10 đồng, giá 20 đồng thì ông cũng sẵn sàng đền bù ít nhất 30-40 đồng. Bởi luôn trọng lợi ích của người khác nên ông chủ Đại Nam tự hào tuyên bố: “Đố ai tìm được một cái đơn người dân thưa kiện ông Dũng khi tôi đi đền bù”.

Ông Dũng còn có một quan điểm nữa vẫn luôn theo đuổi trong quá trình kinh doanh: “Mình thấy cái gì không vừa lòng thì mình đóng vai trò mình là họ, họ là mình để tìm một cái dung hòa làm sao cho thật tốt, không thể vừa ý người này và mất lòng người kia”.

“Ngày mới bắt đầu kinh doanh, tôi tham vọng làm ra thật nhiều tiền. Khi có thật nhiều tiền rồi, bộ não của mình phải lên dây cót để chữ “dừng lại” xuất hiện đúng lúc. Ngày đang tung hoành trên thương trường, nguyên tắc quan trọng nhất của tôi là ai cũng có thể làm bạn với mình. Và tôi tuyệt đối không làm phương hại đến ai”, ông cho biết.

Ông cho rằng, kinh doanh khi dựa vào nền tảng của luật nhân quả thì con người sẽ nhẹ nhàng bước đi. Kiếm được một đồng nhưng tối về ngủ rất ngon hay kiếm cả đống tiền, tối ngủ có khi lại giật mình. Đồng tiền mình kiếm từ chỗ tạo phước đức hay gây tội lỗi, điều đó rất quan trọng.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo từng nổi tiếng với chia sẻ “không biết bản thân mình có bao nhiêu tiền”. Bà trước sau luôn tâm niệm: “Cống hiến hết mình trong kinh doanh, tiền nhiều để hiện thực hóa những ước mơ cao đẹp và giúp đỡ được nhiều người hơn”.

Và khi đại dịch xuất hiện cùng những diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bà Thảo cùng các nhân viên của mình lại tiếp tục trở thành hậu phương cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Với nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, mục tiêu cao hơn của hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị, nhất là các giá trị mới mẻ cho cộng đồng.

Nữ tỷ phú từng được tạp chí Tatler vinh danh trong top 110 nhân vật có ảnh hưởng nhất tại châu Á về công tác thiện nguyện, khẳng định “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với tôi là một phần của triết lý kinh doanh lương thiện, nằm sâu xa đâu đó trong tâm hồn và trái tim lương thiện”.

Bà Ba Huân - Tổng Giám đốc Công ty Ba Huân
Bà Ba Huân – Tổng Giám đốc Công ty Ba Huân

Trung tuần tháng 7, xét thấy giá thành nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng cao, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp kinh doanh trứng gia cầm dẫn đến tình trạng thua lỗ, Sở Công Thương TP.HCM đồng ý với chủ trương cho tăng giá trứng khi cung ứng ra thị trường.

Tuy nhiên, bà Ba Huân – Tổng Giám đốc Công ty Ba Huân – không đồng ý và khẳng định, các doanh nghiệp bình ổn đóng vai trò giải cứu thị trường, nếu tăng giá khiến giá trứng sẽ biến động lên cao. Hai lần đơn vị này xua tay từ chối đề nghị nâng giá từ phía Sở.

“Dân nghèo mới xài nhiều trứng nên tôi để giá bình ổn tới hôm nay. Anh Lê Minh Hoan (Bộ trưởng Bộ NN-PTNT) gọi điện và nói tôi hỗ trợ. Tôi nói các anh đừng tăng giá, tôi cũng sẽ không tăng và đảm bảo cung ứng”, bà Ba Huân phát biểu tại buổi họp.

Công ty Ba Huân cung cấp cho TP.HCM khoảng 1 triệu quả trứng mỗi ngày. Sau những ngày đầu thiếu trứng cục bộ, hiện nay, hệ thống các kênh phân phối tại thành phố đã ổn định việc bán trứng cho người dân.

Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom
Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom

Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom cho rằng: “Trong vòng 5-7 năm tới, ở Việt Nam sẽ có hàng triệu người có thể mất việc làm khi nền kinh tế số phát triển. Hiện có khoảng 2,7 triệu công nhân may, 1,7 triệu công nhân trong lĩnh vực giày da, gần 1 triệu công nhân liên quan đến lĩnh vực lắp ghép điện tử. Khoảng 70% số lượng công nhân thuộc nhóm này sẽ mất việc trong tương lai không xa. Lý do rất đơn giản, người máy sẽ thay thế những công việc này”, ông Tiến nhận định.

Đồng thời, lãnh đạo FPT Telecom cho biết trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp vẫn còn đang băn khoăn về việc đưa hệ thống máy móc, robot vào quá trình vận hành các công đoạn sản xuất. Tuy nhiên, câu chuyện sau đại dịch hoàn toàn khác. Các doanh nghiệp chắc chắn sẽ áp dụng nhiều hơn các hệ thống robot để thay thế công việc của một số bộ phận nhất định.

“Giá cho một hệ thống robot đã giảm từ 300.000 USD xuống còn 40.000 USD. Khi đó, con người không có cách nào để đua được với người máy về năng suất lao động, thời gian làm việc,… Hàng triệu người trẻ tuổi sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Do đó, tôi nghĩ rằng trách nhiệm đào tạo hàng triệu con người này cho những nhóm nghề mới thuộc về chính phủ”, ông Tiến nói thêm.

64 Responses

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan