Mặc cho thị trường chênh vênh, Chanel vẫn tăng giá sản phẩm ầm ầm: Nghịch lý về sức hút đến từ những món đồ xa xỉ hàng nghìn đô la

Trái với quan điểm của số đông cho rằng việc tăng giá sẽ tác động tiêu cực đến doanh số bán hàng, Chanel đã chứng minh vị thế hàng đầu khi càng đắt, lại càng được săn đón.

 

Giá của một chiếc túi Chanel Medium Classic Flap đã tăng đáng kể từ 1.150 USD vào năm 1990 lên 7.800 USD vào năm 2021. Trong suốt 5 năm qua, Chanel đã liên tục tăng giá các kiểu túi xách phổ biến nhất của mình, từ Classic Flap và Boy Bag đến Chanel 19 mới ra mắt gần đây.

Một sự bùng nổ giá xa xỉ

 

Vào ngày 1 tháng 7 năm 2021, Chanel đã làm rúng động ngành công nghiệp thời trang, khi thông báo rằng giá của một số túi xách mang tính biểu tượng nhất của hãng sẽ một lần nữa được tăng lên. Việc tăng giá này sẽ khiến giá của các mẫu túi Chanel, như Classic Maxi Flap, lên tới 15%.
Quyết định này đánh dấu đợt điều chỉnh giá thứ ba của Chanel kể từ khi đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, việc túi Chanel tăng giá dần dần không phải là một hiện tượng riêng. Giá của những món đồ xa xỉ đã tăng chóng mặt trong nhiều thập kỷ.
Trong một năm, các thương hiệu xa xỉ như Chanel dự kiến ​​sẽ tăng giá ít nhất một hoặc hai lần, phần lớn là phù hợp với các yếu tố như giá nguyên liệu và nhân công. Hơn nữa, bài toán về sự hài hòa giá cả trên thị trường toàn cầu đòi hỏi các nhà mốt phải thay đổi.
Việc tăng giá, thường được khởi xướng bởi những nhà sản xuất hàng đầu như Louis Vuitton, Chanel và Hermès… Điều này thúc đẩy phản ứng dây chuyền trong toàn ngành.

Mặc cho thị trường lao đao, Chanel vẫn tăng giá sản phẩm ầm ầm: Nghịch lý về sức hút đến từ những món đồ xa xỉ hàng nghìn đô la - Ảnh 1.

 

Tương lai của túi xách Chanel

 

Túi xách Chanel là sản phẩm mang tính biểu tượng được săn đón nhiều và nhu cầu luôn cao hơn cung. Do đó, Chanel tiếp tục tăng giá của các sản phẩm được săn đón nhiều nhất. Các tín đồ thời trang sẵn sàng trả tiền cho những sản phẩm thời thượng này.
Kể từ khi bắt đầu đại dịch toàn cầu, Chanel đã ba lần tăng giá túi. Lần tăng đột biến đầu tiên xảy ra vào tháng 5 năm 2020, khi hãng thời trang cao cấp tăng giá một số loại túi – bao gồm 11.12, 2.55, Boy, Gabrielle và Chanel 19 – từ 5 lên 17%.
Chỉ năm tháng sau, vào tháng 10 năm 2020, Chanel đã tăng giá túi xách lên thêm 5%. Đến ngày 1 tháng 7, giá của các kiểu dáng như Chanel 19 tăng thêm 10% và túi Flap tăng thêm 15%.
Theo lời của chính thương hiệu Chanel, “giá của một chiếc túi Chanel không chỉ phản ánh sự độc quyền mà còn đại diện cho giá trị của chúng tôi. Một sản phẩm của Chanel mang trong mình kiến ​​thức chuyên môn nổi tiếng và thiết kế của Pháp. Thêm vào đó, chúng tôi cam kết mỗi sản phẩm được tạo ra bằng những kỹ năng sản xuất hàng đầu cùng như nguồn gốc đảm bảo của nguyên liệu thô (da, đồ trang sức…)”.
Không thể phủ nhận rằng, sự tăng giá của một số chiếc ví Chanel chọn lọc không những không làm giảm vị thế mà ngược lại còn làm tăng thêm sức hấp dẫn của thương hiệu . Lý do là khi một sản phẩm càng đắt tiền thì tính cá nhân của người sở hữu càng được tôn vinh.

Tác động đến thị trường bán lại

 

Túi Chanel vẫn được săn lùng nhiều nhất trên thị trường bán lại và giá của những chiếc túi có tình trạng tốt và nguyên sơ vẫn đang tăng lên trong suốt 10 năm qua. Ngày nay, dù ở thị trường second-hand thì giá trị của những mẫu túi này vẫn không hề bị mất giá.
Ngược lại, trong bối cảnh tăng giá như hiện tại, Chanel đang thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư. Lý do là vì người tiêu dùng có thể yên tâm rằng dòng sản phẩm đang được phát triển mạnh thì có có thể dễ dàng sang nhượng lại trong tương lai.
Trên thực tế, nhà mốt Pháp đang vô tình thúc đẩy thị trường này. Bởi đối với những tín đồ thời trang, ai cũng biết túi Chanel có giá bán lại thuộc diện cao nhất và được săn lùng nhiều nhất.
Có thể nói đây là một kế hoạch triển vọng của Chanel. Với cách tăng giá sản phẩm, họ đã có thể bảo toàn vị thế thương hiệu cũng như mang tới lợi ích dài hơi cho khách hàng.

Mặc cho thị trường lao đao, Chanel vẫn tăng giá sản phẩm ầm ầm: Nghịch lý về sức hút đến từ những món đồ xa xỉ hàng nghìn đô la - Ảnh 2.

Chiến lược tập trung vào nhóm khách hàng thượng lưu

 

Sẽ có những khách hàng mà 15% tăng thêm đó tạo ra sự khác biệt. Chanel không quan tâm đến những người này sao? Câu trả lời là “Không”.
Susie Ippolito, chiến lược gia thương hiệu tại Thương hiệu SI: “Khi làm như vậy, các thương hiệu như Chanel có thể tập trung vào những khách hàng chân thật nhất, trung thành nhất của họ để mang lại cho họ trải nghiệm thương hiệu tốt nhất có thể. Riêng điều này sẽ giữ nguyên vị thế và danh tiếng của họ”.
Còn những người có thể bị xúc phạm vì tăng giá trong thời kỳ đại dịch thì sao?
Ippolito nói: “Chanel không nghĩ đến việc đánh mất khách hàng khi tăng giá. Đây là cơ hội để tạo ra giá trị cho bản thân và khách hàng của họ. Điều này có vẻ hơi thu hẹp thị trường nhưng đối với thương hiệu như Chanel, họ vẫn có lãi”.
Theo Vogue Business, Sotheby’s, Yahoo
Nguồn: Sotheby’s, Yahoo, Purseblog

62 Responses

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan