KÊU GỌI VỐN VÀ NHỮNG BÍ QUYẾT VÀNG ĐỂ THÀNH CÔNG

Nhiều bạn trẻ khởi nghiệp vẫn nghĩ là chỉ cần một ý tưởng tuyệt vời là có thể gọi vốn, sau đó mới xây dựng sản phẩm mà không biết rằng, để gọi vốn thành công, bạn phải chuẩn bị kỹ càng rất nhiều thứ.  

Một bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng, tự tin vào khả năng sinh lợi nhuận của dự án là điều cơ bản. Sau khi đã củng cố dự án với các bước đi vững chắc, lúc đó bạn mới nên nghĩ đến việc vay vốn hoặc huy động vốn.

Dưới đây là những điều bạn nên chuẩn bị trước khi gặp nhà đầu tư.

  1. Chuẩn bị sản phẩm thật tốt

Để gọi vốn, trước tiên bạn phải có một ý tưởng tốt, ít nhất được người thân, bạn bè đánh giá có tính khả thi. Hãy biến ý tưởng thành một sản phẩm hữu hình bằng các nguồn lực có sẵn, các khoản vay, tiền tiết kiệm hoặc những khoản đầu tư nhỏ từ bạn bè, người thân. Sau tất cả những nỗ lực để tồn tại và xây dựng một sản phẩm hữu hình đó, startup mới bắt đầu nghĩ đến các nhà đầu tư bên ngoài.

Trước khi chuẩn bị gọi vốn cộng đồng cho dự án, sản phẩm dịch vụ của mình, bạn chuẩn bị cho sản phẩm những bước đầu tiên ra thị trường, tìm kiếm những người đầu tiên chấp nhận nó.

Chính bạn phải hiểu sản phẩm của mình là gì? Nó có gì đặc biệt hơn so với các sản phẩm cùng loại trong thị trường? Mô hình kinh doanh của nó như thế nào? Lợi nhuận, doanh thu trong tương lai? Tính khả thi của dự án? Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?… Khi đã hiểu sản phẩm của mình, có thị trường và nhu cầu, thì trước nhà đầu tư bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều.

  1. Làm bản kế hoạch gọi vốn hợp lý và chi tiết

Dù hiểu sản phẩm đến đâu nhưng bạn bắt buộc phải làm 1 kế hoạch chi tiết và bài bản(nên tạo slide) để gửi đến các nhà đầu tư. Hãy tóm tắt ngắn gọn ý tưởng kinh doanh của bạn và làm nó trở nên dễ hiểu, hấp dẫn nhưng phải cực kỳ khả thi trong mắt nhà đầu tư.

Không phải cái gì dài và chi tiết đều tốt, nhất là đặt vào vị trí những nhà đầu tư bận rộn, luôn có hàng trăm, hàng nghìn kế hoạch gửi về thì họ sẽ không có thời gian đọc kế hoạch hơn 100 trang của bạn đâu. Do đó hãy trình bày nội dung ngắn gọn, tập trung với những nội dung cơ bản cần có như:

Chiến lược marketing: Xác định chiến lược marketing song hành với từng giai đoạn phát triển của sản phẩm. Kế hoạch có thể thay đổi nhưng chiến lược là xương sống…

Chiến lược nhân sự: Cần có chiến lược nhân sự rõ ràng (số lượng, chất lượng), cơ cấu tổ chức, miêu tả chi tiết công việc của từng vị trí…

Nghiên cứu thị trường: Nhà đầu tư thích con số, hãy nói với họ bằng những con số, nếu có các con số từ nghiên cứu thị trường phải có thêm dẫn chứng cụ thể từ các nguồn uy tín càng tốt

Nội dung quan trọng không thể thiếu là chiến lược thoái vốn cho nhà đầu tư, đây là điều mà nhà đầu tư nào cũng quan tâm.

  1. Xác định giai đoạn gọi vốn

Giai đoạn gọi vốn cũng là vấn đề quan trọng, quyết định bạn có được nhà đầu tư rót vốn hay không. Các giai đoạn gọi vốn cơ bản ở thị trường Việt Nam gồm preseedfunding (bắt đầu với ý tưởng), seedfunding (hình thành và xây dựng sản phẩm), series A, B, C (các giai đoạn phát triển tăng tốc tiếp theo). Mức gọi vốn ở hai giai đoạn đầu vào khoảng vài chục đến vài trăm ngàn đô la Mỹ, số tiền sẽ lớn dần vào các giai đoạn sau.

Trong khi đó, phần lớn các nhóm khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam còn trong giai đoạn quy tụ đội ngũ, hình thành ý tưởng hoặc bắt đầu xây dựng từ ý tưởng cơ bản. Ở giai đoạn này, rất khó thuyết phục được các quỹ đầu tư trong nước như IDG, CyberAgent… hay tiếp cận quỹ của các series như DMP hay MHV…

Bạn cần định giá được ý tưởng, dự án của mình theo từng giai đoạn phát triển, để khi một nhà đầu tư nào đó muốn rót vốn vào thì cả bạn và họ đều biết được là mình cần bao nhiêu tiền và khả năng họ sẽ rót vào bao nhiêu vốn

Thông thường, khi đã có ý tưởng, bạn phải tự đầu tư, đợi sản phẩm đã thành hình hài, hoạt động kinh doanh bắt đầu vào guồng rồi mới nên kêu gọi vốn đầu tư vì thuyết phục sẽ tốt hơn và khả năng được rót vốn cao hơn khi nhà đầu tư nhìn rõ tương lai của sản phẩm rồi.

  1. Tìm hiểu nhà đầu tư trước khi gọi vốn từ họ

Đây là việc bắt buộc phải làm. Bạn phải tìm hiểu, tham khảo về họ thật kỹ, nhất là những công ty họ đã đầu tư trước đó, tìm hiểu xem mối quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư là gì, có phù hợp khi họ tham gia dự án của bạn hay không, có cùng chí hướng với bạn hay không…

Nhà đầu tư có cùng tầm nhìn sẽ hỗ trợ bạn phát triển hơn là nhà đầu tư không có cùng tầm nhìn và tiếng nói.

  1. “Đánh tiếng” với nhà đầu tư, tạo dấu ấn bản thân trước

Bạn có thể giới thiệu sản phẩm của mình trong cộng đồng Launch trên Facebook – hiện đang là cộng đồng khởi nghiệp công nghệ lớn nhất.

Hoặc, bằng cách nào đó, bạn gửi sản phẩm của mình cho các website tin tức công nghệ, doanh nghiệp, kinh tế… trong nước nhờ sử dụng thử và viết bài về mình.

Khi thông tin của bạn đã có, bạn sẽ tạo được dấu ấn bản thân với nhà đầu tư và việc hợp tác sẽ thuận lợi hơn.

Có sự chuẩn bị tốt bao giờ cũng sẽ giúp mọi việc suôn sẻ, sau đó bạn hãy chuẩn bị tinh thần để gặp nhà đầu tư và kiên trì cho tới khi nhận được khoản tiền rót về.

8 Responses

  1. Pingback: browning shotguns
  2. Pingback: special info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan