Cách để có làn da bóng khỏe

Làn da mịn màng, căng bóng đến từ nhiều thói quen chăm sóc kỹ lưỡng. Da đủ ẩm sẽ mang đến vẻ ngoài trẻ trung, ít xuất hiện dấu hiệu lão hóa.
Giữ cho làn da đủ nước là điều quan trọng nhằm duy trì vẻ ngoài căng bóng, khỏe mạnh. Theo chuyên gia thẩm mỹ Pamela Marshall ở London (Anh), bên cạnh khả năng phản chiếu ánh sáng, làn da ngậm nước, giữ ẩm tốt sẽ ít biểu hiện các dấu hiệu viêm hay mẩn đỏ.
Pamela Marshall chia sẻ trên Vogue: “Da mất nước sẽ gửi thông điệp đến tuyến bã nhờn để tạo ra nhiều dầu thừa”. Dầu thừa làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây viêm nhiễm. Dưỡng ẩm đúng cách giúp làm dịu tình trạng viêm, ngoài ra còn góp phần ngăn ngừa lão hóa sớm.

Bắt đầu từ chế độ ăn

Uống nhiều nước mỗi ngày là việc cần thiết nhằm thúc đẩy quá trình hydrat hóa cho da. Ngoài ra, bạn cũng cần dung nạp axit béo lành mạnh. Chuyên gia thẩm mỹ Pamela Marshall cho biết: “Da vừa ưa nước vừa ưa chất béo, nghĩa là chúng ta cần nước và axit béo để giữ nước cho da”. Marshall khuyến nghị bổ sung chất béo lành mạnh, ví dụ omega-3. Chất béo lành mạnh rất tốt cho cơ thể và làn da. Chất béo lành mạnh góp mặt trong cấu tạo của tế bào da. Chúng giúp hàng rào bảo vệ da duy trì hoạt động bình thường. Axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá béo (cá hồi, cá thu), hạt, dầu olive…
Theo Marshall, các loại thực phẩm như quả hạch, hạt, quả bơ và cá có dầu tác động tích cực đến mức độ hydrat hóa ở cấp tế bào và tổng thể của da.Thực phẩm giàu nước và chất chống oxy hóa làm tăng tổng lượng nước trong cơ thể. Kết hợp với kem dưỡng ẩm hàng ngày sẽ giúp làn da trở nên mềm mại, khỏe mạnh. Một số thực phẩm giàu nước, chất chống oxy hóa bao gồm rau bina, dưa hấu, củ cải đường, cà chua, bông cải xanh, cà rốt, cần tây…

Bạn nên tránh đồ uống, thức ăn làm mất nước như rượu, cà phê, thực phẩm nhiều muối và đường. Những thứ này góp phần gây nên tình trạng mất nước toàn thân, khiến da trông xỉn màu, không căng mọng.

Hiểu rõ những thành phần trong mỹ phẩm

Để có làn da ngậm nước, hãy xem xét các thành phần trong mỹ phẩm đang sử dụng. Chúng có thể tiềm ẩn nguy gây mất nước.
Không nên dùng những sản phẩm rửa mặt tạo nhiều bọt, chứa chất tẩy rửa mạnh, ví dụ các hợp chất sulfate. Các loại sữa rửa mặt này thường có tính kiềm cao. Sử dụng sữa rửa mặt có tính kiềm cao trong thời gian dài dẫn đến da khô, nứt nẻ, mẩn đỏ và thậm chí là bệnh chàm.
Về tần suất rửa mặt, các chuyên gia da liễu khuyến nghị nên làm sạch da 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Nếu rửa mặt nhiều hơn, hệ vi sinh vật tự nhiên, độ ẩm trên da sẽ bị lấy đi.

“Khi lạm dụng quá mức các thành phần như axit alpha-hydroxy (AHA), bạn sẽ luôn thấy da mình ở trình trạng mất nước”, Marshall cho biết. Theo chuyên gia thẩm mỹ Marshall, thành phần có hoạt tính mạnh như axit (AHA, BHA), retinol hữu ích cho làn da, nhưng cũng có thể khiến da bị suy yếu nếu lạm dụng. Vì vậy, hãy tạo sự cân bằng khi sử dụng giữa các hoạt chất. Nếu cảm thấy da bị mất nước hoặc kích ứng, hãy ngừng hoặc giảm tần suất sử dụng các thành phần có hoạt tính mạnh. Bên cạnh đó, bổ sung vào quy trình dưỡng da những thành phần như ceramides, niacinamide nhằm giảm mất nước qua lớp biểu bì, củng cố hàng rào bảo vệ da.
Tránh những sản phẩm rửa mặt tạo nhiều bọt, chứa chất tẩy rửa mạnh, ví dụ các hợp chất sulfate. Các loại sữa rửa mặt này thường có tính kiềm cao. Sử dụng sữa rửa mặt có tính kiềm cao trong thời gian dài dẫn đến da khô, nứt nẻ, mẩn đỏ và thậm chí là bệnh chàm. Bạn nên tìm kiếm sữa rửa mặt dạng kem, không hoặc ít tạo bọt nhằm giữ độ pH của da ở mức tự nhiên (pH 4-6). Không nên dùng sữa rửa mặt chứa chất tẩy da chết hóa học hàng ngày, ví dụ glycolic acid hay salicylic acid.

Tìm kiếm những thành phần dưỡng ẩm

Trong mỹ phẩm dưỡng ẩm, có 3 nhóm thành phần chính tương ứng với cơ chế dưỡng ẩm tự nhiên của da: Humectants (chất hút ẩm), occlusive agents (chất khóa ẩm) và emollients (chất làm mềm).
Bác sĩ da liễu Hadley King ở New York, Mỹ cho biết: “Nên tìm kiếm những sản phẩm có chứa cả ba chất này vì chúng phối hợp với nhau để dưỡng ẩm cho da. Mỗi chất đều đóng một vai trò quan trọng”.
Humectants: Hút nước từ lớp hạ bì hoặc trong không khí để đưa lên lớp biểu bì da nhằm cung cấp độ ẩm. Ví dụ: Hyaluronic acid, glycerin, propylene glycol, butylene glycol…
Occlusive agents: Tạo lớp màng bao bọc bề mặt da, ngăn cản nước và các dưỡng chất khác bị bay hơi khỏi da. Ví dụ: Dầu thực vật, sáp ong, silicone, dầu khoáng (mineral oil)…
Emollients: Hỗ trợ chức năng hàng rào bảo vệ da, cải thiện tổng thể cấu trúc và vẻ ngoài của da. Ví dụ: Squalane, ceramides, axit béo (oleic acid, linoleic acid)…

47 Responses

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan