Người già Trung Quốc dễ bị lừa đảo, mất tiền khi dùng mạng xã hội

Lo ngại trước nạn tin giả, nội dung rác và lừa đảo qua Internet, nhiều thanh niên Trung Quốc mong có hình thức kiểm soát hoạt động trên mạng của cha mẹ mình.

Những năm gần đây, sự bùng nổ của mạng xã hội khiến tin giả, nội dung rác và lừa đảo qua Internet trở thành vấn nạn ở nhiều quốc gia. Tại Trung Quốc, nhóm người già đang là nạn nhân của tình trạng này, khi ngày càng nhiều người sở hữu điện thoại thông minh và “nghiện” các ứng dụng giải trí.

Nhiều người trẻ xứ Trung bày tỏ lo ngại về hoạt động trực tuyến của cha mẹ, mong muốn có hình thức hợp lý để kiểm soát thời gian sử dụng và nội dung tiếp cận trên Internet dành cho người cao tuổi.

nguoi gia nghien mang xa hoi anh 1
Người già Trung Quốc đang là nạn nhân của tình trạng tin giả, lừa đảo qua mạng khi ngày càng nhiều người sở hữu điện thoại thông minh và “nghiện” các ứng dụng giải trí. Ảnh: Sixth Tone.

Người già “nghiện” mạng xã hội

Trên Weibo, mạng xã hội đình đám của Trung Quốc, các bài đăng gắn thẻ “Vì sao người già lại yêu thích nền tảng video ngắn?” đang nhận được sự chú ý của đông đảo dân mạng.

Một số bình luận cho rằng với khoảng 250 triệu người dân trên 60 tuổi, Trung Quốc cần quan tâm hơn tới hoạt động của nhóm người dùng Internet cao tuổi. Họ là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng về sức khỏe thể chất, tinh thần, thậm chí là tiền của vì các nội dung trên mạng.

Ngày nay, smartphone và mạng xã hội đã đem đến nhiều thú vui mới cho những ông lão, bà lão tuổi xế chiều.

Bà Li Xuejun (71 tuổi), sống tại Thượng Hải, chia sẻ rằng Douyin, phiên bản Trung Quốc của ứng dụng TikTok, khiến cuộc sống của bà và bạn bè thú vị hơn rất nhiều.

“Chúng tôi thường chia sẻ những đoạn clip hài hước, hữu ích cho nhau. Vì đã nghỉ hưu, tôi dành vài giờ mỗi ngày để xem các video như vậy. Tôi có nhiều thời gian rảnh mà, tại sao lại không giải trí bằng cách này chứ?”, Li nói.

Bà và bạn bè còn tạo một nhóm chat trên ứng dụng nhắn tin trực tuyến WeChat, giúp việc trò chuyện, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn.

nguoi gia nghien mang xa hoi anh 2
Gia đình của những người cao tuổi như Li không an tâm khi người thân của mình dành quá nhiều thời gian trên mạng. Ảnh: China Daily.

Tuy nhiên, gia đình của những người cao tuổi như Li không an tâm khi người thân của mình dành quá nhiều thời gian trên mạng.

Sinh viên Lun Jiaxin (21 tuổi) bày tỏ lo lắng khi ông bà cô “nghiện” đọc những lời khuyên sức khỏe từ ứng dụng có tên yangsheng (PV: Dưỡng Sinh). Dựa trên những bài đăng được chia sẻ trong nhóm chat gia đình, đa số mẹo vặt do yangsheng đề xuất đều không chính xác.

“Tôi hiểu đây là kênh thông tin yêu thích của ông bà. Nhưng dạng bài viết và video hướng đến người cao tuổi này thường có nội dung phản khoa học, cổ hủ và bài trừ thuốc Tây”, Lun nói.

Tuy nhiên, cô cho biết việc hướng dẫn ông bà sử dụng mạng xã hội với thái độ cẩn trọng, chọn lọc thông tin hơn không phải chuyện đơn giản. “Tôi từng thử khuyên bà ngừng xem những bài đăng đó nhưng mọi chuyện không hề dễ dàng. Bà nghĩ rằng chúng tôi đang chế giễu và cảm thấy bị tổn thương”.

Hiểm họa từ Internet

Ngày 21/10, trang tin Xiakedao cảnh báo rằng trên các nền tảng video ngắn như Douyin, người già có xu hướng theo dõi clip về bói toán và triết lý sống. Trong khi đó, các bài đăng sức khỏe, quảng cáo thực phẩm chức năng hay “cơ hội đầu tư” lại là những nội dung nhắm đến đối tượng này.

Với tỷ lệ dân số già ngày càng tăng, đất nước tỷ dân là nơi có số lượng người dùng Internet thuộc “thế hệ già” đạt mức cao. Khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường nội địa QuestMobile cho thấy 1/3 dân số Trung Quốc sở hữu hơn 100 triệu thiết bị kết nối Internet.

Theo đó, ứng dụng nhắn tin trực tuyến WeChat, trang thương mại điện tử Taobao, ứng dụng thanh toán Alipay, app video Douyin và Kuaishou là những ứng dụng điện thoại phổ biến nhất. Đáng nói, trung bình một người sẽ dành 13-26 giờ/tháng cho những nền tảng video ngắn này.

Lo lắng của những thanh niên có người thân “nghiện” mạng xã hội như Lun không hề thừa thãi khi gần đây, tại Trung Quốc đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo người cao tuổi.

Cách đây 2 tuần, Sixth Tone đưa tin về vụ việc một người phụ nữ 61 tuổi đã rời bỏ nhà chồng ở tỉnh Giang Tây để tới tỉnh Cát Lâm để bắt đầu cuộc sống mới với nam diễn viên tên Jin Dong. Tuy nhiên, chàng trai tên Jin đó lại là một kẻ giả mạo, chuyên lên Douyin lừa tình phái nữ.

Tuần trước, một phụ nữ khác vì tin rằng tỷ phú Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, chọn bà làm đối tác kinh doanh mà đã chuyển cho kẻ lừa đảo 1.700 NDT (khoảng 250 USD).

nguoi gia nghien mang xa hoi anh 3
Smartphone và mạng xã hội vừa đem đến niềm vui, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến người cao tuổi. Ảnh: China Org.

Theo Xiakedao, nhiều người trẻ Trung Quốc đang kêu gọi một hình thức kiểm soát hoạt động trên mạng dành cho người cao tuổi, tương tự phương thức đang được áp dụng cho trẻ em nghiện game như đăng ký tên thật, chắt lọc nội dung, quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội.

Thực tế, chính quyền tại một số địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người già về Internet, ví dụ như cung cấp kiến thức, hướng dẫn cách nhận diện tin giả, lừa đảo. Song gia đình và các nhà mạng cần phối hợp để biến mạng xã hội thành môi trường an toàn cho người thân.

“Cần xây dựng môi trường ảo an toàn, nơi ông bà, cha mẹ và người thân của chúng ta có thể tiếp nhận thông tin tích cực, hữu ích, tránh bị ảnh hưởng từ các nội dung rác và lừa đảo”, trích bài đăng của Xiakedao.

6 Responses

  1. Hey! Do you know if they make any plugins to help with SEO?

    I’m trying to get my website to rank for some targeted
    keywords but I’m not seeing very good gains. If you know of any please share.
    Cheers! You can read similar art here: Backlink Portfolio

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan