Góc kinh tế học: Tại sao tăng lương có thể khiến lao động “lười” hơn?

Câu hỏi trên có thể được giải đáp bởi lý thuyết cung lao động và có thể được sử dụng lý giải cho bài toán tiền lương của cả thị trường lao động nói chung.

Góc kinh tế học: Tại sao tăng lương có thể khiến lao động "lười" hơn?

Nếu được tăng lương thì bạn làm việc nhiều hơn hay làm việc ít đi? Điều đó phụ thuộc khá nhiều vào xuất phát điểm trước khi tăng lương của bạn.

Khi tiền lương thay đổi, người lao động sẽ chịu tác động của hai hiệu ứng: hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế.

Chẳng hạn, khi tiền lương tăng lên, các điều kiện khác giữ nguyên, nghĩa là thu nhập thực tế của người này tăng. Khi trở nên giàu có hơn, anh ta sẽ có khuynh hướng chi tiêu nhiều hơn cho các hàng hóa thông thường, đặc biệt là các hàng hóa cao cấp hay xa xỉ.

Nghỉ ngơi cũng có thể xem là một loại hàng hóa như vậy. Khi một người có thu nhập quá thấp, anh ta sẽ không muốn nghỉ ngơi nhiều (trừ khi đó là đòi hỏi có tính chất sinh lý của cơ thể) mà luôn muốn được làm việc để có thêm thu nhập cho mình và gia đình. Khi thu nhập cao hơn, không còn phải quá lo cho việc mưu sinh, người ta luôn muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Vì thế, khi tiền lương tăng lên, hiệu ứng thu nhập sẽ khiến người lao động muốn nghỉ ngơi nhiều hơn. Số giờ làm việc mà người này sẵn sàng cung ứng sẽ giảm.

Nhưng ngược lại, khi tiền lương tăng lên cũng có nghĩa là chi phí cơ hội của một giờ nghỉ ngơi cũng tăng lên. Việc nghỉ ngơi trở nên đắt đỏ hơn trước. Lúc này hiệu ứng thay thế sẽ khiến cho người lao động có xu hướng tham việc hơn vì mỗi giờ làm việc anh ta kiếm được nhiều hơn. Trong trường hợp này, lương tăng lại khiến lượng cung về lao động tăng.

Về mặt lý thuyết, hai hiệu ứng thu nhập và thay thế cùng phát huy tác dụng đồng thời khi tiền lương thay đổi. Việc hai hiệu ứng này tác động đến lượng cung lao động theo những chiều trái ngược nhau khiến cho người ta không thể kết luận được một cách chắc chắn rằng khi lương tăng thì lượng cung lao động tăng hay giảm.

Có ba khả năng xảy ra khi tiền lương tăng lên:

Khả năng thứ nhất, nếu hiệu ứng thay thế tỏ ra ảnh hưởng mạnh hơn đến các quyết định của người lao động thì cuối cùng, lượng cung lao động sẽ tăng.

Khả năng thứ hai, nếu hiệu ứng thay thế hoàn toàn triệt tiêu và cân bằng với hiệu ứng thu nhập thì lượng cung lao động sẽ không thay đổi.

Và khả năng thứ ba là nếu hiệu ứng thay thế tác động yếu, hiệu ứng thu nhập trở nên nổi trội hơn, người lao động sẽ có khuynh hướng nghỉ ngơi nhiều hơn. Lương tăng rốt cục khiến anh ta làm việc ít đi.

Quan sát thực nghiệm cho người ta thấy: khi mức lương xuất phát của người lao động là tương đối thấp, hiệu ứng thay thế thường trội hơn, do đó mức lương tăng lên kéo theo lượng cung lao động tăng.

Còn khi người lao động đã có mức lương tương đối cao, hiệu ứng thu nhập thường ảnh hưởng mạnh. Nếu mức lương tiếp tục tăng, người ta sẽ sẵn lòng làm việc ít hơn (mức lương giờ cao cho phép người ta không cần làm việc nhiều giờ như trước).

Một số yếu tố sau đây sẽ tác động đến khuynh hướng lao động của một cá nhân. Đầu tiên là sở thích, hay quan điểm cá nhân của người này về tầm quan trọng giữa thu nhập (tiền bạc) và nghỉ ngơi. Quan điểm khác nhau sẽ khiến hai hiệu ứng trên tác động lên mỗi người theo một cách khác nhau. Bởi vậy, tuy cùng đối diện với các mức lương như nhau, hai người khác nhau vẫn có thể có những lựa chọn làm việc và nghỉ ngơi khác nhau.

Thứ hai, khuynh hướng lao động phụ thuộc vào chi phí giáo dục và đào tạo… để hình thành khả năng làm việc của cá nhân. Nếu chi phí để tiếp cận công việc trong một lĩnh vực nào đó bị tăng lên thì sẽ có ít người có nhu cầu làm việc trong lĩnh vực đó hơn.

66 Responses

  1. Someone essentially help to make seriously articles I would state. This is the very first time I frequented your website page and thus far? I amazed with the research you made to create this particular publish amazing. Excellent job!

  2. Thanks a lot for providing individuals with an extremely splendid opportunity to check tips from this site. It can be very nice and also full of a great time for me and my office colleagues to visit your site really thrice in a week to learn the newest guidance you will have. And indeed, I’m also always amazed for the staggering creative ideas served by you. Certain 2 facts in this post are in reality the most effective I have ever had.

  3. I like this post, enjoyed this one regards for putting up. “Abortion is advocated only by persons who have themselves been born.” by Ronald Reagan.

  4. Hello! I could have sworn I’ve been to this blog before but after browsing through some of the post I realized it’s new to me. Anyways, I’m definitely happy I found it and I’ll be book-marking and checking back frequently!

  5. Thanks for some other informative site. The place else may just I am getting that type of info written in such an ideal way? I have a undertaking that I am just now operating on, and I’ve been on the look out for such info.

  6. There are some fascinating time limits on this article however I don’t know if I see all of them heart to heart. There is some validity but I will take hold opinion till I look into it further. Good article , thanks and we want more! Added to FeedBurner as properly

  7. Nearly all of the things you state is supprisingly precise and it makes me ponder the reason why I had not looked at this in this light previously. This article truly did turn the light on for me as far as this particular subject goes. But there is one particular point I am not necessarily too comfortable with so whilst I attempt to reconcile that with the main theme of the issue, allow me see just what all the rest of the subscribers have to point out.Nicely done.

  8. I don’t even know how I ended up here, but I thought this post was great. I do not know who you are but certainly you’re going to a famous blogger if you aren’t already 😉 Cheers!

  9. I really appreciate this post. I have been looking all over for this! Thank goodness I found it on Bing. You’ve made my day! Thanks again

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan