Bị Shopee và Tiki vượt mặt, Lazada sẽ dùng “vũ khí” nào để phản công giành lại ngôi vương ở thị trường Việt?

Từ những chia sẻ của dàn lãnh đạo cao cấp của Lazada Việt Nam, trong thời gian tới, họ sẽ tận dụng triệt để hơn nữa các nguồn lực từ công ty mẹ Alibaba, từ công nghệ, nhà cung cấp cho đến nền tảng logistic; để giành lại vị trí dẫn đầu thị trường TMĐT Việt Nam, chiếm nhiều thị phần hơn.

Bị Shopee và Tiki vượt mặt, Lazada sẽ dùng “vũ khí” nào để phản công giành lại ngôi vương ở thị trường Việt?

Bà Kaya Qin – Giám đốc vận hành của Lazada Việt Nam đang nói về những chiến lược kinh doanh sắp tới của Lazada tại thị trường Việt Nam.

Dù đã lường trước được việc Lazada Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm đầu tiên chuyển giao quyền lực, song chủ mới Alibaba cũng không dự đoán được hậu quả nghiêm trọng như thế, khi Lazada bị mất ngôi vương vào tay Shopee trong nhiều khía cạnh ở mảng thương mại điện tử.

Tất nhiên, cả Alibaba lẫn Lazada Việt Nam đều không cam tâm. Thế nên, trong thời gian gần đây, Lazada Việt Nam có rất nhiều động thái quan trọng nhằm lấy lại vị thế.

Đầu tiên, họ bổ nhiệm CEO Lazada Thái Lan – James Dong kiêm nhiệm thêm vị trí CEO Việt Nam, còn Max Zhang được triệu hồi về Trung Quốc. Có vẻ, mục đích chính của việc để James Dong thay Max Zhang là khiến Lazada Việt Nam đủ ban bệ, vì trong sự kiện quan trọng cách đây vài hôm mà doanh nghiệp này tổ chức – Giải pháp nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho người dùng, đều không có bóng dáng của James Dong.

Theo đó, bà Kaya Qin – Giám đốc vận hành của Lazada Việt Nam đã dẫn đầu Ban lãnh đạo của sàn điện tử này trong sự kiện, thể hiện quyết tâm lớn của Lazada tại thị trường Việt Nam dựa vào các nguồn lực từ “người khổng lồ” Alibaba.

Lazada là một phần trong hệ sinh thái của Alibaba, thế nên chúng tôi sẽ tận dụng triệt để những nguồn lực và kinh nghiệm từ Alibaba để phát triển nhanh hơn. Mục tiêu dài hơi của chúng tôi vào năm 2030 là sẽ phục vụ 300 triệu khách hàng trong khu vực Đông Nam Á.

Còn mục tiêu trước mắt của chúng tôi là sẽ tập trung toàn lực vào sự kiện mua sắm 11/11 mà chúng tôi khởi sướng. Chúng tôi sẽ đầu tư gấp 4 lần cho chiến dịch 11/11 năm 2019 so với các chiến dịch khác trong năm trước đó. Đây là một chiến dịch bán hàng vô cùng quan trọng với chúng tôi“, bà Kaya Qin khẳng định.

Có vẻ, Lazada đang hy vọng chiến dịch bán hàng 11/11 sẽ giúp họ “lật kèo” tại thị trường Việt Nam, thu hút thêm lượng truy cập, thuyết phục những người bỏ họ đi quay trở lại sàn. Và nhằm khiến chiến dịch bán hàng 11/11 thêm phần hoành tráng, Lazada đang chuẩn bị khá nhiều thứ dựa trên tài lực hùng hậu của Alibaba.

Nâng cao trải nghiệm mua sắm và giải trí – Shoppertainment

Như chúng ta đã biết, chương trình Shoppertainment có rất nhiều hình thức giải trí kết hợp mua sắm phong phú, ví dụ như game, livestream và Supershow…dựa trên công nghệ và kinh nhiệm phát triển của Alibaba. Alibaba có hẳn một công ty chuyên về giải trí.

Sắp tới, nhất là vào dịp 11/11, mọi thứ đều sẽ được nâng tầm, nhiều tên tuổi lớn hơn sẽ xuất hiện trong game Guess it, Supershow cũng sẽ có quy mô hoành tráng với dàn sao long lanh nhất từ trước đến nay“, bà Huyền Trần – Giám đốc Quản lý thương hiệu cho biết

Ra mắt ví điện tử Lazada

Ngoài ra, theo chia sẻ của bà Kaya Qin, Lazada cũng sẽ giới thiệu ví điện tử do mình phát triển vào lễ hội mua sắm 11/11. Trước mắt, Lazada Việt Nam sẽ vừa phát triển vừa thử nghiệm; một ngày nào đó, ví điện tử của Lazada có thể tích hợp với ví điện tử của Alibaba – Alipay.

Ví điện tử của Lazada đã có mặt tại Malaysia – Thái Lan vào năm ngoái và đã ra mắt ở Philippines cách đây không lâu.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho người mua và bán dựa trên nền tảng công nghệ IPP – IP Protection, do Alibaba phát triển

Lazada chuẩn bị phản công giành lại ‘ngôi vương’ ở thị trường Việt: Vũ khí hạng nặng là các nguồn lực của Alibaba, thời điểm công thành là 11/11, thêm nhân tố mí mật - ví điện tử - Ảnh 1.
Ông Kevin Mã – Giám đốc pháp lý của Lazada Việt Nam

Vi phạm sở hữu trí tuệ là một tình trạng khá nhức nhối trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam – nhất là ở mảng B2C, để giảm thiểu vấn đề đó, Lazada Việt Nam đang phát triển hệ thống Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho người mua và bán dựa trên nền tảng công nghệ IPP – IP Protection, do Alibaba phát triển.

Theo đó, khi người bán hoặc người mua gửi báo cáo đến cho chúng tôi, các bạn có thể dễ dàng theo dõi được đường đi nước bước của báo cáo mà các bạn đã gửi đi – chúng đã đi đến đâu, khi nào mình sẽ nhận được phản hồi từ Lazada, mình còn thiếu hồ sơ – giấy tờ gì…

Bằng sự hỗ trợ công nghệ và công cụ từ Alibaba, thông qua AI hoặc big data, chúng tôi sẽ có cơ sở để phát hiện nhanh hơn những trường hợp vi phạm một cách hiệu quả; giúp chúng tôi có thể gỡ sản phẩm cũng như phản hồi về cho người báo cáo nhanh hơn“, ông Kevin Mã – Giám đốc pháp lý của Lazada Việt Nam trình bày.

Ra mắt điểm nhận hàng cùng dịch vụ giao hàng nhanh 2 giờ

Để người dùng có thể nhận đơn hàng một cách thuận tiện hơn, tháng 6 vừa qua, Lazada đã ra mắt dịch vụ “Điểm nhận hàng”. Đây là dịch vụ lần đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM.

Thông qua dịch vụ mới này, người mua có thể dễ dàng chọn Điểm nhận hàng thuộc hệ thống cửa hàng đối tác, bao gồm rất nhiều các cửa hàng mở 24/7. Tất cả các Điểm nhận hàng lân cận sẽ được hiển thị trên bản đồ và người dùng có thể chọn ngay phương án nhận hàng tại nhà hoặc ngay tại Điểm nhận hàng của Lazada. Việc này giúp người mua hàng có thể chủ động hoàn toàn về thời gian và địa điểm nhận hàng. Hiện tại, Lazada đã triển khai tại TP.HCM và Hà Nội, dự kiến sẽ mở rộng sang các thành phố lớn khác trong năm 2020.

Ngoài ra, Lazada cũng đang phát triển dịch vụ chuyển phát nhanh và cao cấp thông qua Lazada Marketplace – dịch vụ P2P (Point-to-Point) trong 2 giờ với các đối tác chọn lọc tại TP.HCM và Hà Nội. Một điểm nhấn khác là dịch vụ giao hàng trong 4 giờ áp dụng cho các sản phẩm dưới 15kg, giúp các khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm cồng kềnh vẫn có thể nhận hàng trong ngày.

Với cả hai dịch vụ trên, người mua đều có thể theo dõi tình trạng vận chuyển và dễ dàng liên lạc với người giao hàng.

Ngoài ra, cùng hạ tầng công nghệ cao và mạng lưới dịch vụ logistic rộng khắp của Aliababa, hàng hóa trên sàn xuyên biên giới của Lazada có thể đến tận tay người mua trong vòng 7 ngày sau khi người bán xác nhận đơn hàng.

Tuy nhiên, chỉ mỗi chiến dịch 11/11 thì khó mà giúp Lazada quay lại ngai vàng, bởi theo nhiều người tiêu dùng, việc Lazada bị Shopee và Tiki vượt qua là do họ mắc 3 vấn đề chính sau đây: hàng hóa trên Lazada không phong phú bằng 2 nền tảng kia, Lazada khuyến mãi thì những đối thủ khác cũng khuyến mãi thậm chí còn nhiều hơn và sâu hơn, Lazada còn có những chính sách thiếu thân thiện với người dùng – ví dụ như không cho xem hàng trước khi trả tiền…

3 Responses

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan